Tranh thêu Bản Sắc Việt là thương hiệu tranh thêu chữ thập đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trên thị trường những năm 2011 và gần như ngay lập tức, phá vỡ thế độc quyền của các dòng tranh thêu nhập khẩu trong đó đa phần là tranh thêu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Định hướng "Tranh thêu Bản Sắc Việt - Đậm đà bản sắc dân tộc Việt" được xem là kim chỉ nam phát triển và xuyên suốt toàn bộ hoạt động từ khâu lên ý tưởng, thiết kế in ấn và cuối cùng là hoàn thiện. Với phương châm đó, đội ngũ nhân viên phát triển sản phẩm đã xây dựng, thống nhất và cho ra đời qui trình hoàn thiện về sản phẩm một cách tối ưu và hiệu quả nhất.
Một bộ kit Tranh thêu BSV đến tay khách hàng không đơn thuần chỉ bao gồm đầy đủ Vải AIDA, chart hướng dẫn thêu, chỉ thêu, kim thêu... mà còn trải qua một quy trình bao gồm rất nhiều các công đoạn tỉ mỉ nối tiếp nhau bắt đầu từ việc lên ý tưởng cho tới khi hoàn thiện KIT thêu đến tay khách hàng.
Từ bao đời nay, văn hóa Trung Hoa được xem như là yếu tố đặc trưng cho nền văn hóa phương Đông và người Việt dưới chế độ phong kiến phương Bắc kéo dài một ngàn năm ít nhiều cũng chịu sự ảnh hưởng đó. Tuy nhiên sự ảnh hưởng này đứng trên yếu tố tích cực đó là tiếp thu một cách có chọn lọc để làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa dân tộc.
Trước làn sóng tấn công ồ ạt của các dòng Tranh thêu chữ thập có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, người tiêu dùng đi từ choáng ngợp tới việc đắn đo do không biết phải lựa chọn thế nào để có được một mẫu sản phẩm vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ, vừa mang nội dung ý nghĩa phù hợp với văn hóa người Việt.
Tranh tứ quý mang đậm bản sắc văn hóa Việt
Chính vì lẽ đó, đội ngũ thiết kế trước khi lên ý tưởng cho một mẫu tranh thêu, bên cạnh những am hiểu với kiến thức phông nền về văn hóa Việt còn đòi hỏi có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, đặc biệt về ý nghĩa các thể loại hình tượng đặc trưng trong văn hóa dân gian. Trên cơ sở đó mới đưa ra quyết định lựa chọn và phác thảo mẫu sao cho lột tả được hết sự hài hòa trong tổng thể nội dung ý nghĩa bức tranh, đồng thời vẫn toát lên những nét bản sắc Việt thân thương và gần gũi.
Tranh thêu Bản sắc Việt tập trung đi sâu vào thiết kế với hai dòng tranh lớn nhất là Tranh thêu thư pháp, Tranh thêu phong cảnh Việt và một dòng tranh đặc trưng đó là Tranh thêu chúc thọ.
Tranh thêu Thư pháp là dòng tranh với số lượng mẫu khá lớn lên tới hàng trăm mẫu. Vẫn là những ý tưởng thư pháp được yêu thích nhất mang nội dung ý nghĩa cầu an, cầu tài, cầu phúc... Bên cạnh đó, thư pháp Tranh thêu BSV còn tập trung đi vào khai thác những nội dung lấy cảm hứng từ những giá trị tốt đẹp trong mối quan hệ tình cảm giữa con cái và cha mẹ, tình cảm vợ chồng, tình cảm ân sư... Nội dung thiết kế của tranh Thư pháp Việt đúng với tên gọi của dòng sản phẩm đó là hoàn toàn sử dụng chất liệu ngôn ngữ Việt của dân tộc.
Tranh thư pháp Phúc - Lộc - Thọ
Dòng tranh Phong cảnh Việt với mong muốn được nắm bắt và đưa lên tranh tất cả những gì tinh túy nhất của hồn Việt qua phong cảnh Việt, do đó việc lựa chọn lên nội dung cho tranh cũng được cân nhắc để sao cho nội dung vừa mang tính phổ quát lại vừa mang tính đặc trưng. VD: Tranh phong cảnh làng quê nông thôn Bắc Bộ phải toát lên được những đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ, do đó nội dung đưa lên tranh phải gắn với những hình ảnh quen thuộc của làng quê như cây đa, cổng làng, bến nước, cánh đồng lúa...
Tranh phong cảnh Việt mẫu "Chợ quê"
Với dòng Tranh Thư pháp, sau khi ý tưởng thiết kế hoàn thành, nội dung ý tưởng sẽ được trực tiếp hiện thực hóa bước đầu trên bản viết tay trực tiếp bởi nghệ nhân thư pháp. Chính vì thế, nội dung thư pháp trong Tranh thêu BSV mang hơi thở sức sống như một thực thể sinh động chứ không hề gượng ép hay cứng nhắc như những mẫu chữ thư pháp chuyển thể từ font chữ lập trình.
Thể hiện ý tưởng mẫu "Rồng xanh vượt biển" trên bản vẽ tay.
Cũng trên công đoạn hiện thực nội dung bằng bản vẽ tay, tuy nhiên với dòng tranh Phong cảnh Việt, Tranh Phong thủy,... mức độ hiện thực hóa nội dung còn trải qua công đoạn phức tạp hơn thế và không dừng lại ở việc xin chữ. Ý tưởng nội dung thể hiện trên tranh sẽ được bộ phận thiết kế truyền tải tới người họa sĩ và sau đó thể hiện trên những bức tranh màu nước sinh động và ấn tượng. Tuy nhiên, để có một bản vẽ tay chất lượng, đúng ý tưởng thiết kế cũng cần rất nhiều thời gian chỉnh sửa, bổ sung cả về bố cục cũng như phông nền để bức tranh truyền tải được hết ý tưởng của bộ phận thiết kế cũng như tâm huyết của người họa sĩ.
Khi hoàn thành bản vẽ tay, toàn bộ phần hiện thực nội dung trên tranh vẽ tay tiếp tục được chuyển tới bộ phận kĩ thuật xử lí hình ảnh, quét thành file ảnh trên máy tính và bắt đầu công đoạn chuyển thể thành chart thêu với hỗ trợ từ phần mềm PM4 hoặc PCStich.
Bộ phận thiết kế xử lí hình ảnh bằng phần mềm chuyên dụng
Sau khi được xử lí bằng phần mềm chuyên dụng, file ảnh sẽ chuyển về dưới dạng tập hợp các điểm ảnh. Lúc này, kĩ thuật viên sẽ thực hiện công đoạn "chấm chart". Nói một cách dễ hiểu, đó là đặt mã hoặc màu để nhóm các điểm ảnh có tính chất tương đồng về màu sắc và phân biệt với các nhóm điểm ảnh khác. Thiết kế chart thêu với tranh in chuẩn 100% sẽ rút ngắn thời gian thao tác của người thêu, từng ô trên vải AIDA sẽ tương ứng với một điểm ảnh, và được mã hóa bằng màu sắc, kí tự để lên chỉ một cách chính xác mà không bị gián đoạn khi phải nhìn hướng dẫn.
Chart thêu được in trên vải AIDA.
Mặc dù được hỗ trợ bởi phần mềm chuyên dụng, tuy nhiên, công đọan "chấm chart" được làm thủ công và vô cùng tỉ mỉ vì nó đòi hỏi phải chính xác tới mức tuyệt đối. Đây được xem như là bước quan trọng quyết định xem thành phẩm tranh thêu khi hoàn thiện có giống với nguyên mẫu thiện thực trên bản vẽ tay hay không. Chính vì vậy, công đoạn chấm chart cũng chính là công đoạn mất nhiều thời gian nhất trong qui trình thiết kế để cho ra đời một mẫu tranh thêu.
Sau khi hoàn thành chart thêu, công đoạn thiết kế hình ảnh về cơ bản được hoàn thiện và sẽ đến công đoạn in ấn.
Xem thêm: Từ A - Z quy trình sản xuất tranh thêu chữ thập (phần 2)
Tác giả bài viết: Bản sắc Việt
Nguồn tin: Tranh thêu Bản sắc Việt
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn