Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
“ Công cha như núi Thái Sơn,
Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công trời biển của cha mẹ.
Tại sao lại nói công cha, nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, vĩ đại, không có gì sánh được? Bởi cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi người. Mẹ nuôi ta bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc, ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi biết đọc, trưởng thành. Các con lớn dần cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết.
Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên ngời bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người. Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ những cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên của các con.
Thật hạnh phúc cho những đứa con được sinh ra trong tình yêu thương trong vòng tay khôn lớn của cha mẹ. Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đền đáp công ơn đấy?
Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói hành động xứng với đạo làm con. Đó là một cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng, mệt nhọc, đó là bát cháo nóng khi cha mẹ ốm mệt, là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi, ăn chơi,... Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn