Trong mối quan hệ giữa con người với con người, nhẫn là nhẫn nhịn. Trong mối quan hệ giữa con người với mục đích, lí tưởng, nhẫn trở thành nhẫn nại. Nhẫn chính là sự tu dưỡng đạo đức và tu dưỡng phẩm hạnh.
Nhẫn là đặc trưng của nền văn minh Đông Á, trở thành quy tắc ứng xử từ gia đình đến xã hội. Việt Nam là nước có nền văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình khiến người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Do đó, người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn để giữ được thuận hòa. Cũng bởi vậy mà chữ Nhẫn có một ý nghĩa, vị trí rất quan trọng trong nếp sống của người Việt. Một gia đình có êm ấm, hòa thuận hay không phần lớn là do sự nhẫn nhịn quyết định.
Cái gốc trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Vẹn tròn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Trong nhà thường êm ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình nghĩa chẳng phai mờ
Một gia đình có nhiều nhân khẩu cùng chung sống dưới một mái nhà, nếu không có được sự nhẫn nhịn thì khó mà hòa hợp được. Đạo lý ấy đúng trong một đất nước.
Người có thể nhẫn nhịn nhau vì gia đình như vậy thì cũng có thể biết cách nhẫn nhịn, ứng xử khéo léo ngoài xã hội. Nhẫn nhịn chính là cái cột chống đỡ cho tinh thần đua tranh. Nếu lúc nào cũng nghĩ đến sự nhẫn nhịn thì thắng không kiêu, bại không nản, có thể tiến, có thể lui theo ý muốn của mình.
Nhẫn được là vàng.
Ý kiến bạn đọc
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn