Quanh năm tùng đều xanh tươi nên được cho là loài cây có khả năng “trường thọ bất lão”. Dân gian khi chúc thọ nhau thường có câu: “Phúc như Đông trường lưu thủy, thọ tỉ Nam sơn bất lão tùng” – có nghĩa là: Phúc dồi dào như nước biển Đông, thọ cao hơn cả cây tùng trẻ mãi không già trên đỉnh núi Nam.
Người xưa xem tùng là đại diện cho trăm cây, ngoài ý nghĩa trường thọ tùng còn là đại diện của khí tiết. Tùng có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ rất mạnh nên tùng mang lại sự bình yên, an lành cho con người. Cây tùng được mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết đổ vì thế tùng được ví như các đấng nam nhi đại trượng phu.
Trong thư họa thường có tranh “Tuế hàn tam hữu” – Ba người bạn mùa đông bao gồm tùng, trúc, mai dùng để chỉ may mắn. Trong các bức tranh trang trí vẽ cây tùng và chim hạc được gọi là tùng hạc đồng linh, tùng và cúc đi cùng nhau được gọi là tùng cúc diên niên, mang ý nghĩa trường thọ. Lá của cây tùng cũng mọc thành đôi do vậy cây tùng mang ngụ ý cát tường, tượng trưng cho hôn nhân hạnh phúc.
Tranh tùng nên treo ở những vị trí cát lợi trong phòng khách hoặc treo ở vị trí cung tam hợp, lục hợp trong phòng của người cao tuổi. Cây tùng ngũ hành thuộc mộc do vậy những người có mệnh mộc phù hợp treo những bức tranh này. Những người ngũ hành khắc mộc không nên treo. Nên treo ở hướng nam, hướng đông nam đó là những phương vị tương sinh đối với mộc. Không nên treo ở những phương vị tương khắc như đông bắc, tây nam, treo ở hướng tây bắc, hướng chính tây thì bình thường.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn