Trúc là loại cây đã gần gũi với cuộc sống con người từ ngàn xưa, phần lớn các đồ dùng gia đình ngày xưa đều làm từ trúc. Trong hội họa, người ta cũng thường lấy phong thái cao khiết của trúc làm đề tài. Trong kiến trúc phong thủy Trung Quốc các nhà phong thủy học cũng thường xây dựng các mô hình rừng trúc trong vườn nhà tạo không gian tĩnh mịch, yên lặng, thư thái, còn thơ ca từ trước đến nay thì hết lời ca tán mỹ.
Cổ nhân thường ca ngợi phẩm chất cao khiết của loài trúc và xem đó là tượng trưng cho sự rắn rỏi, kiên cường, bất khuất. Trong ruột của cây trúc rỗng tượng trưng cho đức tính thẳng thắn liêm khiết. Suốt bốn mùa trúc luôn xanh tươi, không đổi màu, tượng trưng cho sự tráng kiệt của con người.
Trúc, mai và tùng là ba loại cây chịu lạnh tốt, kết tình bằng hữu gọi là “Tuế hàn tam bạn”. Mai, lan, cúc, trúc được gọi là “Tứ quân tử” là những loài cây tượng trưng cho lý tưởng của các bậc văn nhân. Bức họa trúc và mai bên nhau được gọi là trúc mai song hỷ, thường dùng làm quà tặng trong lễ thành hôn. Tranh cành trúc cắm trong bình hoa mang ngụ ý “trúc báo bình an”. Bức tranh cây trúc bên hai loại cây cát tường khác hoặc bên hai chú chim nhỏ được gọi là “Hoa phong tam chúc vinh hoa”. Trong các loài trúc vẫn có một loài có tên là thiên trúc. Bức họa thiên trúc, bí đỏ và hoa trường xuân mang ý nghĩa “trời đất mãi xuân”. Chữ trúc và chữ chúc đồng âm, do vậy cây trúc còn mang hàm ý chúc phúc.
Bức tranh trang trí có hình ảnh cây trúc nên treo ở những vị trí cát lợi trong phòng khách hoặc trong thư phòng. Cây trúc có ngũ hành thuộc mộc do vậy nên treo ở vị trí tương sinh thuộc hướng nam, hướng đông và đông nam. Không nên treo tranh trúc ở hướng bắc, hướng tây nam và hướng đông bắc đó là những phương vị tương khắc, hao tổn vượng khí. Treo ở hướng tây bắc hay tây thì bình thường.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn