Tranh thêu bản sắc việt

https://tranhtheubansacviet.vn


BỘ XUÂN HẠ THU ĐÔNG – 4 MÙA MAY MẮN

Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim.
BỘ XUÂN HẠ THU ĐÔNG – 4 MÙA MAY MẮN

Mỗi mùa có một loài cây, loài  hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim.

Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu tính hương vạn hộc
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi

Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc... như tứ phương, tứ trụ, tứ đức,... Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hóa thành cụm biểu tượng tứ bât tử gồm bốn vị thần: SơnTinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Như vậy, xuất phát từ biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của người dân bất kể sang hèn.
Bộ tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai (xuân – hạ - thu - đông) là bộ tranh phong thủy xuất phát từ Trung Quốc. Đây là một bộ tranh khá phổ biến, quen thuộc với nhiều người đặc biệt là những ai say mê những bộ tranh tứ bình mang phong cách truyền thống, xưa cũ.
Tuy nhiên, trên thực tế có không ít người đã hiểu sai ý nghĩa, cũng như cách sắp đặt bốn bức tranh này. Bốn bức tranh này với bốn loài cây, tượng trưng cho bốn mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do đó, cách treo đúng chuẩn, hợp phong thủy của bộ tranh tứ quý này chính là treo theo thứ tự mùa nào cây nấy: Mai – Xuân, Trúc – Hạ, Cúc – Thu, Tùng – Đông.
Để hiểu được ý nghĩa của bộ tranh tứ quý này, bạn cần phải biết ý nghĩa của mỗi bức tranh trong bộ tranh này:

Cây Mai – Xuân

hq025 xuan
 

Bức tranh đầu tiên trong bộ tranh tứ quý đẹp này chính là bức Mai. Mai là một loại hoa đặc trưng của Trung Quốc, có màu trắng, tượng trưng cho sự thanh khiết. Hoa mai vẫn sống sót bất chấp cái giá lạnh của mùa đông, gió tuyết, ươm mầm đón nắng xuân về. Hoa Mai đơm bông nảy lộc đón xuân về đem sự giàu sang, tình cảm, tấn lộc, tấn tài.
Nói về hoa Mai, Cao Bá Quát đã khẳng định: “Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”(Một đời chỉ cúi đầu trước hoa Mai). Tuy có thân và cành gầy guộc, có hoa mỏng manh, và mang hương thơm dịu dàng, thanh khiết, nhưng ở bên trong cành mai là cả một sự kiêu dũng. Chính sự kiêu dũng này đã giúp hoa mai vượt qua được mưa gió sương hàn của mùa đông. Các nhà Nho xem đây là tấm gương cho loài người về sự hòa hợp giữa chữ Nhẫn và chữ Dũng.

Cây Trúc – Hạ

hq026 ha
 

Là cây tượng trưng cho mùa Hạ. Trúc là tên gọi chung của tất cả các loại tre theo tiếng Hán. Cây Tre trong tiếng Hán có nghĩa là Thích Trúc (tức cây tre có gai). Chỉ có điều cây Trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi Trúc Quân Tử. Cây Trúc cũng là một cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ khi mới mọc. Đốt cháy thân cây tre đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy.
Người xưa có câu:

Thiên ma vạn kích hoàn kiên kính
Nhậm nhĩ đông tây nam bắc phong
( Ngàn đập muôn va vẫn cứng nhắc
Bộn bề gió cuộng mặc thổi qua)

Do đó, Trúc chính là biểu tượng của con người chính nhân quân tử, ngay thẳng, chính trực, tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gãy, rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại. Cũng như một người quân tử, hoa trúc chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Đây là hình ảnh hiếm thấy giữa đất trời.

Hoa Cúc – Thu

hq027 thu
 

Cứ mỗi độ thu sang, hoa Cúc lại nở vàng.  Cúc đại diện cho mùa thu nhẹ nhàng.
Hoa Cúc là một trong những bức tranh của bộ tranh tứ quý. Hoa Cúc trước hết mang ý nghĩa cho sự trường thọ, với tên gọ Cúc vạn thọ nổi tiếng. Tuy nhiên, trong quan niệm của người Trung Quốc thuở xưa, cây Cúc nhắc đến với hình ảnh bông hoa Cúc đã héo rũ úa tàn cũng chỉ gục trên chính thân cây, chứ không lìa bỏ đài hoa.
Trong phong thủy, nguồn năng lượng mà hoa Cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời nó cũng mang đến may mắn cho cả căn nhà.

Cây Tùng – Đông

hq028 dong
 

Trong bộ tứ quý, cây Tùng đại diện cho mùa Đông. Cây tùng mọc trên núi đá cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó hay mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ, vẫn vươn thẳng lên trời cao.
Nguyễn Trãi đã từng viết:

“Cội rễ buồn, đời chẳng động
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày”

Trong tuyết sương lạnh lẽo, ác liệt, cây Tùng vẫn xanh tươi, đứng vững trước những thử thách của thời gian. Đó chính là phẩm chất của người quân tử, của đấng trượng phu giữ vững khí tiết, bất chấp mọi gian khổ, mọi ác liệt trước những biến cố dữ dội của cuộc đời mình.
Do đó, ý nghĩa của bức tranh cây Tùng trong bộ tranh tứ quý chính là biểu tượng cho Bậc Trượng phu hoặc Đại Trượng phu.
Tứ quý trong vai trò biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nên văn hóa khác nhau nằm cận kề các khu vực văn hóa thuộc vùng khí hậu nói trên. Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hóa truyền thống của các quốc gia. Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ, ở những cộng đồng này, tứ quý được xem là một biểu tượng của văn hóa truyền thống.
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tùy theo quan điểm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử, văn hóa.
Bộ tranh tứ quý Tùng – Cúc – Trúc - Mai thể hiện sự luân chuyển của bốn mùa xuân – hạ - thu – đông. Sự luân chuyển này vưa đem lại may mắn cho con người, vừa là sự hi vọng về một cuộc sông sum vầy đầy đủ.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây