Tranh thêu bản sắc việt

https://tranhtheubansacviet.vn


QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT – PHẬT CỦA LÒNG DÂN

Quan Âm Bồ Tát là danh hiệu của một vị Phật đáng lẽ đã cứng quả Phật, nhưng còn nguyện lẫn lộn ở cõi ta để cứu độ chúng sinh.
QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT – PHẬT CỦA LÒNG DÂN

Ngoài ra, Phật còn có các tên gọi khác như Quan Âm Phật, Quan Âm Như Lai, Quan Thế Âm, Quan Âm Nam Hải, Phổ Đà Phật Tổ,...
Theo lời kinh Phổ Môn bất cứ là hạng nào trong chúng sinh, bất cứ là hoàn cảnh nào, lúc nào, hễ cầu đến ngày, niệm danh hiệu Ngài thì Ngài xuất hiện ngay.
Theo kinh truyện để lại, Ngài phân thân giáng trần 33 kiếp, khi thì mượn xác nam nhi, khi thì làm thiếu nữ, khi thì ở và cảnh quyền quý cao sang, khi thì vào hàng bần cùng cơ khổ,...
Hiện nay đời còn truyền tụng hai kiếp giáng trần làm phụ nhơn của Ngài là kiếp thứ mười làm bà Thị Kính, kiếp chót làm bà Diệu Thiện. Sau khi thoát kiếp chót này Ngài được chứng quả Phật Tổ tại Phổ Đà Sơn (Nam Hải).
Chuyện kể rằng: Vâng lệnh của Đức Phật Tổ chơn linh vị Bồ Tát kia bèn giáng trần đầu thai làm con gái nhà họ Sùng là Sùng Ông, một nhà giàu có ở xứ Cao Ly lại là nhà từ tâm chưởng đức. Hai ông bà tuổi đã cao mà không con nên đi cầu tự và sinh ra nàng Thị Kính, dung mạo đẹp đẽ, đoan trang. Khi nàng đã đúng tuần cập kê thì gần đó có chàng Thiện Sĩ, con nhà quyền quý trâm anh, cậy mai đến nói. Vợ chồng Sùng Ông thấy phải đôi vừa lứa bèn chịu gả con gái mình.
Đến ngày nạp thái vu quy nàng Thị Kính buồn tủi muôn phần. Buồn vì thấy mình là con một khi đã xuất giá rồi thì bề nhà sau trước quạnh hiu, lấy ai mà thần tỉnh mộ khang thế cho mình. Tủi là lỡ sinh làm con gái thì đúng tuổi phải xuất giá tòng phu. Cha mẹ nghe nàng than thở vậy bèn kiếm lời khuyên giải và nói rằng: “Cha mẹ sinh con là gái, thì khôn lớn có nơi có chốn làm đẹp mặt nở mày mẹ cha đó là đủ rồi. Con chẳng nên lo điều chi khác nữa. Vả lại nhà bên chồng con cũng gần đây thì sự viếng thăm cũng thuận tiện”. Nghe vậy nàng mới an lòng chiều ý muốn của cha mẹ. Từ khi về nhà chồng, nàng đúng mực tôn kính, phụng sự nhà chồng, trong êm ngoài ấm, ai nấy đều khen.
Một ngày kia nàng đương ngồi may, chảng Tiện Sĩ sau khi đọc sách mỏi mệt mới ra gần chỗ nàng may mà nằm nghỉ, ngủ quên luôn. Từ khi về nhà chồng nàng mới có dịp nhìn chàng cho đính chính. Chợt thấy dưới cằm chàng có mọc một sợi râu, biết coi tướng ít nhiều, nàng táy quả là bất lợi. Tiện tay cầm sẵn cái kéo nàng mới đưa kéo ra cắt lấy. Đương lúc đấy, chàng Thiện Sĩ giật mình thức dậy, thấy vợ cầm kéo đưa ngay cổ mình, vội la toáng lên “Vợ tôi muốn giết tôi”. Cha mẹ gia tướng chạy đến gạn hỏi. Nàng thât tình trả lời, không ngời cha mẹ chồng quá ư nghiêm khắc bắt tội nàng có ngoại tình, mưu hại giết chồng.
Lấy cớ ấy cha mẹ chồng buộc chàng Tiện Sĩ làm tờ để vợ và mời vợ chồng Sùng Ông đến lãnh con về.
Lúc ấy Thiện Sĩ lòng như dao cắt, tưởng là việc đáng bỏ qua không dè đến nỗi vợ chồng chia cắt thì chàng ăn năn vô cùng nhưng vì sợ uy quyền của cha mẹ mà không dám mở lời minh oan.
Về nhà nàng Thị Kính buồn bã vô cùng. Một là tình duyên trắc trở, hai là buồn cho cha mẹ phải mang điều phiền lòng. Nàng than nếu nhà đông anh chị em thì cũng đành nhắm mắt cho rồi để khỏi mang tiếng nhơ. Nhưng vì nàng là con một, nàng không nỡ hủy mình, sợ e thất hiếu mà ở như vậy thì khổ tâm nên nàng quyết cí xuất gia, noi gương Phật Tổ, tu hành dắcđạo rồi trở về độ lại cha mẹ.
Một hôm nàng cải trang nam tử rồi bỏ nhà trốn đi. Hay tin cha mẹ nghi nàng vì buồn tình mà sinh nhẹ dạ theo người, sai người đi tìm kiếm khắp nơi mà không gặp.

 

nv016 phat ba quan am bo tat 1 web


Nàng tìm đến một ngôi chùa để gửi thân. Đến ngôi chùa được chọn nàng gặp giờ sự cụ đang thuyết pháp. Nàng trộm xem tướng mạo thì thấy rõ đó là một bấc chơn tu, đạo pháp khá lớn. Nàng bèn xin thọ pháp quy y, sự cụ ban đầu nghi ngờ nàng, bèn hỏi ngọn ngành vì sợ rằng trang thiếu niên kia sau này bán đồ nhi phế mà đắc tội với Phật Trời. Nàng thì một mực nói mình là một thư sinh, con nhà quyền quý, lòng chán công danh nên vào nương nhờ cửa Phật để gột rửa lòng phàm.
Thấy chí quả quyết nên sư ông mới nhận làm đệ tử và ban pháp danh là Kính Tâm.
Vì Kính Tâm là nữ trá hình cho nên dung mạo khôi ngô kiều mị, làm cho hàng tín nữ trầm trồ, nhất là nàng Thị Mầu, con của một vị phú ông trưởng giả vùng ấy. Mượn cớ ra vô trong cùa, nàng Thị Mầu lắm khi đưa tình treo ghẹo Kính Tâm, nhưng nàng vẫn trơ trơ như không hay biết. Thất vọng, Thị Mầu mới quay lại đưa tình với đứa ở của nàng. Khi thai đã gần già, khí sắc nàng đổi, làng xã thấy thế mới đòi phú ông và nàng ra hỏi. Chịu đòn khong kham, Thị Mầu túng phải cung xưng. Trong khẩu cung Thị Mầu quả quyết rằng mình có tư tình với Kính Tâm nên mới ra cơ sự này và xin làng rộng lượng cho Kính Tâm hoàn tục kết duyên với mình.
Trống mõ inh ỏi, cửa thiền xưa nay im lặng phút chốc trở nên huyên náo. Người nhà Thị Mầu đến chùa đòi sư ông và Kính Tâm ra trả lời. Thầy trò cùng dắt nhau đi. Đến nơi mới hay sự tình, thầy ỏi trò có sao nói thiệt. Trò một mực kêu oan. Đứng trước cảnh thịt nát máu rơi và thấy trò bất tỉnh nhân sự sư ông mới động mối từ tâm đứng ra xin bảo lãnh cho trò để sau này về nhà khuyên nhủ răn dạy.
Thấy thế hương đảng cũng niệm tình ưng thuận cho sư tiểu cùng về. Đến chùa, sư ông dạy tiểu ra ở ngoài tam quan để tránh tiếng không tốt cho chùa.
Thời gian qua, Thị Mầu đến ngày sinh, hạ sinh một mụn con trai. Nàng bừn bồng hài nhi đến cửa tam quan bỏ đó rồi về, nói rằng “Con của người đem tra cho người”. Kính Tâm đương tụng kinh nghe đứa nhỏ bị bỏ dưới đất giãu giụa khóc la, động mối tâm người bèn ra ẵm đứa bé vào, mướn vú nuôi bên tự. Mẹ vò nuôi con nhện lắt léo qua ngày.
Hết thời kì kinh thì Kinh Tâm lại phải giữ gìn bồng bế đứa trẻ. Nghe vậy, sư cụ mới trách rằng: “ Trước kia con nói rằng con bị hàm oan, mà nay như thế thì cính thầy đây cũng phải nghi ngời nữa là ai?”
Kinh Tâm bèn bạch rằng: “ Bạch sư phụ, khi xưa sư phụ có dạy đệ tử rằng cứu đặng một người, phước đức hà sa. Đệ tử vâng lời thầy mới cứu mạng đứa trẻ này, chớ kì thực con không có ý gì hết”.
Tuy vậy, Kính Tâm cũng không cho phép vô ra trong chùa để tránh tiếng cho chúa. Đứa trẻ khi lên hai, ba tuổi đã có vẻ thông minh và giống Kinh Tâm như hệt. Khi hài nhi đúng 3 tuổi thì Kinh Tâm đến ngày phải theo Phật. Biết trước giờ phân ly, Kinh Tâm mới viết hai bức thư gửi lại, một bức cho sự cụ còn một bức gửi cho cha mẹ ruột. Khi Kinh Tâm tắt hơi thở đứa nhr y như lời dăn đem bức thư dâng cho sư cụ. Xem thư xong, sư ông ngậm ngùi, bèn phái vài vị ni cô ra coi tấm liệm. Khám xét xong thì mới hay Kinh Tâm là nhi nữ trá hình.
Tin ấy truyền, dân làng đòi cha con Thị Mầu đến buộc tội cáo gian và phạt phải chịu tổn phí về tiền mai táng cho Kinh Tâm. Bằng chứng sờ sờ nên phú ông phải chịu, còn Thị Mầu thì xấu hổ muôn phần bèn quyên sinh để trốn tủi nhục.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây